Overblog
Suivre ce blog Administration + Créer mon blog
24 juin 2009 3 24 /06 /juin /2009 09:38


LỄ HỘI ÂM NHẠC TẠI PARIS
Bích Xuân (
Và photos)



Paris đã bắt đầu vào mùa hè, hôm nay, khắp mọi nơi trên nước Pháp tổ chức ngày Hội Âm Nhạc năm thư 26. Những buổi trình diễn ca hát ngòai trời cũng như bên trong hội trường đều miễn phí. Lễ Âm Nhạc ngày 21-6, bắt đầu vào buổi chiều cho đến suốt đêm. Chỉ một một vé métro, đi được cả xe bus, xe điện ngầm trong ngày 21-6 qua đến 7 giờ sáng hôm sau.
Các thị xã làm sân khấu lộ thiên, có ca sĩ nổi tiếng đến trình diễn để dân cư địa phương đến xem. Tại Paris, ngoài số ca sĩ nổi tiếng còn có thêm các ca sĩ nổi tiếng ở các nước đến trình diễn. Ngày Hội Âm Nhạc mỗi góc phố, đường đi, góc cạnh nào cũng nghe được tiếng trống, tiếng đàn trẻ trung vang lại, lòng khách thật rộn rã, nhìn đâu cũng thấy không khí nhộn nhịp tưng bừng.. .

Ngày Hội Âm Nhạc Pháp đầu tiên được chính thức được khai mạc ngày 21-6-1982. Người có sáng kiến này là một người Pháp ông Jack Lang Trưởng Văn Hóa cũng là giám đốc về âm nhạc. Ông hằng mơ ước làm sao để mọi người có cơ hội xuống đường cùng nghe nhạc và nhảy múa “Hãy vui chơi, nhân dịp Lễ Âm Nhạc”, không có vẻ là một sự hô hào thúc giục, nhưng đã trở nên một “khẩu hiệu”, được mọi người nồng nhiệt hưởng ứng, nhất là những nghệ sĩ nhà nghề, giới báo chí, truyền thanh, truyền hình, kế đến là những nghệ sĩ tài tử nghiệp dư, có chỗ đứng đồng đều theo kiểu trăm hoa đua nở, họ có cơ hội phát triển và biểu diễn đủ loại âm nhạc: Rock, Jazz, cổ điển, dân ca cũng như những như những âm nhạc có trình độ cao.

Lễ Âm Nhạc đã trở nên một “hiện tượng xã hội” (bưu điện đã ấn hành một lọai tem với chủ đề Lễ Âm Nhạc 1998). Lễ Âm  Nhạc đã mở đường cho một số khuynh hướng mới về Âm nhạc, tạo những hình thức mới cho Dân ca truyền thống, cũng như nhạc rap techno, carnaval . Lễ âm Nhạc cũng đã phát triển tại San Francisco, New-York. Manille, Brésil và nhiều nước ở Phi Châu. Lễ Hội Âm nhạc lan rộng ra hơn một trăm quốc gia trên toàn thế giới trở thành World Music Day.

Mùa Hội Âm Nhạc năm nay; tại Paris ngoài những Hội đoàn người Á Châu tổ chức những nơi công cộng, cá nhân cũng có nhiều người tổ chức vui chơi tại nhà riêng. Tư gia của anh Thống và Vivianne, đón tiếp tám mươi người bạn đến chung vui trong ngày Lễ Âm Nhạc, các chị đội mũ Cowboy nhảy điệu Country của Mỹ. Âm Nhạc là niềm vui tươi lành mạnh đến với tất cả mọi người. 

(Cowboy nhảy điệu Country)
Mấy năm gần đây giới văn nghệ tại Paris không ai xa lạ cái tên Quách Vĩnh Thiện. Anh là một nhạc sĩ năng động và nhiều đam mê, anh đã có những buổi trình diễn ca nhạc giới thiệu những ca khúc do anh sáng tác. Quách Vĩnh Thiện không phải bây giờ mới sáng tác mà đã là nhạc sĩ khi còn trẻ ở VN.
Năm nay, anh Thiện cũng đóng góp trong ngày Lễ âm Nhạc, buổi văn nghệ với chủ đề Kim Vân Kiều, tại quận 17 Paris. Với 3254 câu thơ của thi hào Nguyễn Du, do Quách Vĩnh Thiện phổ thành nhạc với 77 bài hát…
Phần thuyết trình hôm ấy: nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên tác giả “Trăng Mờ Bên Suối” Lê Trạch Lựu “Em Tôi”, giáo sư Nguyễn Đăng Trúc và bác sĩ Nguyễn Bá Hậu. Văn nghệ do các nghệ sĩ địa phương trình diễn: Quỳnh Hạnh, Tố Liên, Kim Thu, Ngọc Châu, Vương Quân Lệ, Ngọc Xuân, Thúy Hằng, Đỗ Bình
.


Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện nói về cảm giác khi sáng tác 3254 câu thơ Kim Vân Kiều của Nguyễn Du là một sự tình cờ. Bây giờ nhìn lại, anh như đang nằm mơ không phải là sự thật với 3254 câu thơ đã thành nhạc. Trước khi sáng tác, anh đọc đi, đọc lại 3 lần Kim Vân Kiều, bỏ ra 3 tháng để nghiên cứu Truyện Kiều, sau đó trích ra 77 đoạn, chọn tên cho bài nhạc. Bắt đầu viết nhạc từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối cả những ngày cuối tuần, ngày lễ…Hòa âm từ năm 2005, đến cuối tháng Février 2009 mới hoàn tất.
(Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện)

Cảm hứng phổ thơ Nguyễn Du thành nhạc là khi anh đọc lại tập truyện Kim Vân Kiều mà thời Trung học anh ít khi đọc. Khi đọc, anh cảm thấy thấm thía hợp với tâm trạng mình nhất là câu « Sống nhờ đất khách thác chôn quê người » Anh sáng tác 77 bài nhạc trong 4 năm. Bốn năm cảm hứng để sáng tác như một giấc mơ…nên việc khen chê đối với anh không là vấn đề nữa. Vấn đề là đã làm được một việc mà mình mong nuốn.


Buổi tối, người viết được xem một nhóm nhạc trẻ, trình diễn tại một cửa tiệm café trước cửa métro. Khách đi đươnøg hiếu kỳ đứng lại coi rất đông. (Có hai xe cảnh sát đậu gần đó) Đám đông là khán giả có kẻ ngồi, ngươi đứng, nằm lăn dưới đất tóc tai bù xù, quần áo như dân « buị đời » dưới ánh đèn nhìn họ như đang “phê”. Trên “sân khấu”, nghệ sĩ tóc dài, vừa đàn, vừa trống, họ rên rỉ, hét, ú ớ , rung đầu, lắc cổ, thân hình lắc lư như người lên đồng..
(Ban nhạc tóc dài)
Điều lạ lùng, một số khán giả đứng nghe,(đa số là đàn ông), tóc cũng để dài bù xù chấm vai, họ cũng lắc đầu, lắc cổ như đang bị ma nhập. Tiếng “hét” phát ra từ trong máy phóng thanh của ba ông nhạc sĩ tóc dài, người xiêu xiêu, vẹo vẹo, điên cuồng theo tiếng nhạc. Khán giả không nghe tiếng ca, mà chỉ nghe họ hét. Không biết những người này ở đâu tới, theo trường phái nào mà họ lập dị quá đi ! Lần đầu tiên người viết xem một buổi nhạc trẻ trung thật lạ đời, không hát một lời mà chỉ hét,và rên rỉ từ đầu cho đến cuối, và số khán giả cũng đặc biệt, họ cũng ú ớ, rên rỉ, la hét theo. Điệu nhạc sao mà nghe nặng nề quá, như lùng bùng hai bên tai, bắt đầu cảm thấy nhức đầu, người viết đi nơi khác.

Năm nay không thấy Tổng hội sinh viên Paris tổ chức. Người viết ghé vào cư xá đại học quốc tế (khu cité), nghe những ca sĩ gốc Ý hát nhạc Opéra với giọng cao, thanh trong. Họ hát thật, không cần âm thanh. Trong phòng rộng lớn tiếng ca do bốn bức tường dội lại nghe rõ tiếng ngân. Lối ca thể hiện trên gương mặt, nhiều vết nhăn, lông mày giãn ra, cau laị…giọng ca tỏa ra sức quyến rũ mãnh liệt, lần đầu tiên người viết bị “hớp hồn” nghe mà không biết chán, mặc dầu không hiểu lời.
(nhạc Opéra)
Sau đó, người viết « chạy » đến một khu biệt lập của người Tây Ban Nha xem họ nhảy những vũ điệu truyền thống… 

 
Một ngày với Hội Lễ Âm Nhạc, người viết đi lung tung, nơi này đến nơi khác hơn 3 giờ sáng mới về đến nhà. Mệt đừ…mà còn tiếc những nơi mình chưa xem được. Một ngày như chạy “show” nhiều lần trong những địa diểm khác nhau làm sao không mệt !

                                                                                         Bích Xuân
                                                                               bichxuanparis@yahoo.com







Partager cet article
Repost0
11 juin 2009 4 11 /06 /juin /2009 10:45

Những Ngày Lãng Du
Bích Xuân
  (hình ảnh)


Chiếc máy bay Nouvelair của hãng Tunisie chở đầy du khách (đa số là người Pháp) và người Ả rập, chung chuyến bay mình tôi là người Á châu để viết bài và chụp hình. Phi cơ đáp xuống phi trường Djerba Zarzis miền bắc Tunisie vào một buổi chiều gió mạnh, mưa to. Chưa tới sáu giờ trời đã chạng vạng. Phi trường nằm giữa sa mạc mênh mông, chung quanh có cây Palmier, hàng lá cong cong ngả theo chiều gió: (cây Palmier sinh ra trái dattier: người Việt mình gọi là trái chà là).Hàng chữ Ả rập Aeroport Djerba ngoằn ngoèo bằng màu tím nổi bật dưới màu trời tối đen.


Du khách sắp hàng để trình thẻ thông hành, hoặc thẻ căn cước. Đến xứ này chỉ cần thẻ căn cước là đủ. Có sáu kiểm soát viên ngồi kiểm duyệt.Tôi đứng tận cuối hàng để chậm chạp nhìn ngắm chung quanh, và muốn đưa máy lén chụp mấy ổng, nhưng không dám…liều.
Đoàn lữ khách trên  sa mạc)
 Sáu ông kiểm soát thủ tục nhập cảnh có màu da đen đen, tóc cắt ngắn quân quăn, để râu mép, lạnh lùng… Tôi nói lời cảm ơn khi nhận lại thẻ thông hành,người kiểm duyệt không nói, không thèm ném cái nhìn về phiá ai. Nhân viên trong phi trường lưa thưa, đang hút thuốc nhìn du khách bước ra cửa. Tôi nhìn, anh nhân viên đưa tay chào: ở đây, không cấm hút thuốc như Sarkozy….


Một tóp nhân viên của các hãng du lịch đang chờ chực sẵn trước cửa phi trường. Ra khỏi phi trường chục thước là đến bến đậu xe, có khoảng 15 chiếc bus của hãng Marmara. Tôi trình giấy và được biết sẽ lên chiếc xe bus số 12 về khách sạn nghĩ đêm nay để hôm sau khởi hành về miền Nam Tunisie, lúc 6 giờ 30 sáng. Đi và về khoảng 1500 cây số sẽ qua vùng sa mạc có khi nóng tựa như lửa rừng, 42 độ C, gấp ba lần như thế ! Du khách nghe đến nóng, cảm thấy rát da, nóng mặt, hít hà…

Công ty du lịch Marmara của Pháp biệt lập một khu đất rộng tại Djerba. Cách phi trường khoảng 20 cây số. Những thảm cỏ xanh tươi, hàng cây cắt tỉa gọn gàng, lối đi có hai hàng bông xinh tươi, có sân gôn, có sân khấu nhạc kịch. Tôi hỏi một thanh niên đứng gác cỗng tại khách sạn cho biết: Làm việc 12 giờ một ngày lương mỗi tháng 115 euro trong khi mướn nhà một phong ngủ trả 110 euro, thấy có sực chênh lệch, một người gốc bản xứ gốc tunisien làm reception ở khách sạn trên bốn chục năm, lương mỗi tháng 400 euro. Gia đình nào có ba con sẽ cúp trợ cấp.

(dệt thảm)
Tunisie Djerba phiá bắc Phi châu, nằm gần mé biển Địa Trung Hải. Dân số 120 ngàn. ngoài tiếng bản xứ dân Tunisie nói rành tiếng Pháp vì trước kia Tunisie là thuộc địa của Pháp). Nhà cửa kiến trúc ở Djerba, mới, nhiều tầng, nhà màu trắng, cửa màu xanh, đa số thương gia giàu ở đây. Tổng thống của Tunisie nhiệm kỳ là…21 năm. Tunisie, Maroc, Algerie, Ai Cập, Hy Lạp cùng là gốc Ả rập, phong tục, tạp quán giống nhau, nhưng Tunisie, Maroc, Angerie nằm ở phía Phi châu, không nằm trong khối Trung Đông Ai Cập,Hy Lạp… Đời sống xứ Tunisie mắc mỏ hơn so với các nước vừa kể trên: 1 euro =1,8 tiền tunisie.
Khách sạn sát biển, ban đêm nghe rõ tiếng sóng biển và gió. Tháng hai, tháng ba nắng chói chang, nhưng rất lạnh. Ban ngày, picine và bãi biển vắng tanh. Khách ra bãi biển thả tầm mắt nhìn trời xanh, nước xanh bập bềnh theo làn sóng rồi quay vào. Những du khách thích phơi nắng, tắm biển không không bao giờ đến đây trong những tháng đầu năm.


Rời khách sạn buổi sáng sớm, càng xa, càng vắng vẻ, hoang sơ. Nhà cửa bằng ci măng, thấp thè lè, từ cánh cửa chính lên đến nóc nhà chừng một thước. Nóc nhà bằng phẳng, cửa sổ, cửa chính bằng màu xanh da trời. Nhà kiểu mới có thêm một vòng tròn nhô lên cao ở giữa nhà,
Xe ngang qua những làng mạc nghèo nàn, có nơi dân số 1 500, 1 800…Đất rộng, dân ít, đất vàng khô cứng, khách tự nghĩ  họ làm gì để sống ?  trường học xa cả chục cây số. Đường đến miền Nam, cònh sử dụng loại xe hơi và xe bicyclette đã rỉ rét của Pháp vào thập niên 50 .
Xe qua khỏi các làng, các núi rừng, sa mạc, rồi băng qua biển bằng con đường mòn làm bằng đá dài bảy cây số rưởi, mười mét bề ngang. Đường này do người La Mã làm để lạc đà đi ngang qua (1551). Tiếp tục xe đưa chúng tôi qua các đèo heo hút để đến “ngôi nhଓ đá nằm bên xa lộ của một gia đình có bốn  con. Họ đã đục núi này để làm nhà ở. Cửa chính để vào là một đường hầm, ra khoải đường hầm, nhìn lên thấy tận chân trời, chung quanh có phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp…Ngủ, người ta nằm trên phiến  đá vừa đủ một người, mền đắp đã bạt màu, cũ, rách, bụi bặm…
 
Chúng tôi vào thị xã Kairouan, viếng ngôi đền thờ có 400 cây trụ lằng màu marbre màu hồng và đen một trong ba trăm ngôi đền thờ tại đây. Ngoài cũng như trong, khắc vẻ màu sắc. Mỗi màu là một biểu tượng may mắn cho dân đạo Hồi.

Chúng tôi đến một ngôi làng truyền thống vào thế kỷ 17. Cánh cửa chính của ngôi nhà có gắn hai vòng sắc tròn, một bên trái, và một bên phải. Dưới vòng phải, có một vòng tròn nhỏ. Người bên trong, muốn biết đàn ông hay đàn bà chỉ cần nghe tiếng gõ cửa: nam tả nữ hữu. Người vợ không mở cửa khi biết là đàn ông và khi người vợ khi đau ốm, không được phép đi bác sĩ một mình. Đàn bà, con gái ở đây thấy còn trùm khăn đen từ đầu đến gót chân, chỉ chừa hai con mắt mỗi khi ra đường. Chuyện cưới vợ, đẹp, xấu là chuyện hên xui may rủi, dâu do cha mẹ chọn lựa, sau ngày rước dâu người chồng mới biết được mặt vợ. Khác với miền Nam, miền Bắc Djerba,  đàn bà, cô gái đội khăn, nhưng ít thấy trùm mặt.

(Bích Xuân)
Đoàn lữ khách trên lưng lạc đà bước đi chậm chạp, ngược gió giữa sa mạc chói chang. Gió thổi mạnh, hở môi là cát bay dính vào răng. Hơn một tiếng đồng hồ giữa biển cát vô tận trong sa mạc, không nhìn thấy đâu là phương hướng.. Đoàn du khách cỡi lạc đà tiếp tục đi về phía trước, con lạc đà của tôi bỗng dưng sùi bọt mép, thè lưỡi dài hơn một gang tay, nó cất tiếng kêu lớn, rồi liếm tai con lạc đà đi bên cạnh, làm con lạc đà kia như không muốn đi, và nhiều lần như vậy. Phía sau cũng có con lạc đà êu y hệt vậy !. Chà! Với cái mỡn này làm sao mà thả hồn để xem mặt trời trên sa mạc…Tôi tò mò thì được biết: Mùa này là mùa của lạc đà cái nên, chỉ có con cái mới cất tiếng kêu tiếng… amour !

                                                                                                        
Sáng hôm sau, chúng tôi được đi xe ngựa vào thăm rừng cây Palmier (chà là) đủ loại, sống trên vùng đất sa mạc, cây Palmier có tuổi thọ từ 100 đến 150 năm. Màu sắc lá cây, và mùi hương thay đổi vào tháng tư. Tháng chín, trái chà là bắt đầu lớn, nhưng còn chát, chua…Chờ trái chín mùi, người ta bao lại bằng bao nylon để ngừa bụi bặm. Mùa đông thì trái chà tới thời kỳ chín ngọt.
(hang núi làm nhà )

Sau buổi cơm trưa, chúng tôi tiếp tục lên đường đến Tamerza và Chebika một ngọn núi nằm giữa sa mạc, có mạch nước ngầm. Lần này chúng tôi không đi bằng xe bus mà đi bằng xe 4x4. Đoàn xe chúng tôi gồm 8 chiếc, băng qua những con đường cát vàng hướng về dãy núi hấp dẫn xa tít tận chân trời. Bảy người trong một chiếc. Đường đến núi vắng hoe, buổi trưa hừng hực nắng, tài xế người Ả rập chạy xe qua những đoạn đường gập ghềnh, khúc khủyu, làm xe xốc tới, giựt lui, nghiêng bên này, ngả bên kia. Gió, cát, bụi mờ làm hơi thở như muốn hụt hơi, buồn nôn…


Đi xe bus cả ngàn cây số không sao, ngồi chiếc 4x4 này ngả nghiêng như người say rượu, chưa đầy một tiếng đồng hồ đã muốn ngất ngư...Vậy mà có người ngủ trên xe say mê ! Thỉnh thoảng có đoàn xe 4x4 chở du khách ngựợc chiều ngang qua đưa tay vẫy chào.
Cuối cùng đoàn xe dừng lại bên dãy núi, và dòng suối mát trong khe làm cho tôi dâng lên một cảm giác ngọt ngào dễ chịu, sung sướng, mình đã có mặt tại đây, để nhận ra phép lạ trong vùng sa mạc này.
Cuộc hành trình tiếp tục đến các thung lũng thiên thiên.. Dân chúng ở miền phiá Nam, hiền, không chộp giựt nên du khách được thoải mái.


Buổi chiều trở về để dùng bữa cơm tối với hai dàn chào bằng kèn trống om xòm. Ngày thưỡng lãm thắng cảnh, đêm được thưởng thức nhạc cổ truyền, vũ lắc mông, đấu kiếm, đua ngựa; nuốt lữa…Buổi ăn với rượu đỏ, nước ngọt, nước chai, và hút thuốc (đặc biệt của bản xứ) miễn phí. Gái, trai, già, trẻ vô tư uống rượu đến đỏ mặt, đỏ tai, Mùi rượu, mùi khói thuốc mịt mờ trong tiếng nhạc, tiếng cười vui tươi nhuộn nhịp, trong giây phút hạnh phúc hiện tại đến với mọi người.
 (Phòng ngủ trong hang đá)

Những ngày liên tục của đoàn người viễn du trên sa mạc nắng gió, dốc núi lặng thinh, cuối cùng lữ khách từ giã nơi đây. Chiếc xe bus của công ty du lịch an toàn, lăn bánh xuyên qua những con đường bụi bặm, đưa chúng tội trở về khách sạn Marmara miền Bắc Tunisie.
Khác với dân miền Nam mộc mạc, hiền lành, dân miền Bắc, khôn lanh, nhanh nhẹn, dẻo miệng…làm xao xuyến tâm hồn người mua, nên du khách thê thảm với giá trên cả trên trời.

Tôi hỏi một người lái taxi: Du khách đến đây, ông có thấy họ thấp thỏm âu lo kẻ lưu manh rình rập ở một góc hẻm nào đó không? Anh taxi nói chuyện này chưa bao giờ xẩy ra vì ở đây là trung tâm của các hãng du lịch
nên được bảo vệ an toàn. Nhưng đến bất kỳ đâu cũng phải đề phòng, nhất là giấy tờ…
Chúng tôi vào tiệm bán thảm và bán áo da là đặc sản nơi đây.Tunisie sở trường về dệt thảm, sản xuất áo da, trái chà là và món ăn truyền thống của họ là món thịt cừu.
Du khách về tới nhà sau chuyến du lịch còn nghe muì trừu của người bản
xứ đứng trên gió.


 

(Bích Xuân)
                                                                                            


                                                                          Bích Xuân

                                                                                            bichxuanparis@yahoo.com




 

Partager cet article
Repost0
11 juin 2009 4 11 /06 /juin /2009 09:03

Nghệ Sĩ Hát Rong Bên Vỉa Hè
Bích Xuân (bài viết và hình ảnh)

 

Đã bước vào tháng tư mà mây mờ bay như khói, rồi đến gió bấc làm cho người ta có vẻ lạnh lùng. Paris đã nhuốm hơi xuân nhưng còn lạnh lẽo như mùa đông, thỉnh thoảng có ngày nắng, qua hôm sau là hết, nên mỗi khi có nắng là thấy không khí trời Tây sinh hoạt nhộn nhịp hẳn lên. Người, xe qua lại ào ào trên đường phố khiến người ta có cảm giác muốn ra khỏi nhà, nắng ấm thế này dại gì mà ngồi ở nhà ! Nhưng ra khỏi nhà vào mùa này dân Tây thường đem theo áo khoác lạnh, vì thời tiết tháng tư sẽ trở trời bất cứ lúc nào không hay.
 
Trước khi nói về mấy ông nghệ sĩ có những màu da khác nhau thích lang thang hát dạo ở vỉa hè, xin vài dòng về nghệ sĩ gốc Việt tại Paris trước. Thời gian mới đây bỗng nỡ rộ những hoạt động chương trình ca nhạc cùng vui cùng hát với nhau tại các nhà hàng Á châu. Lúc trước, chỉ có ca nhạc khiêu vũ ở các nhà hàng lớn, bây giờ các tiệm phở phở cũng có thêm mục ca nhạc cuối tuần. Nghệ sĩ thất nghiệp lên hương.

Chương trình ca nhạc bắt đầu từ tối thứ sáu tới chiều chủ nhật, thành phần ca sĩ  là khách. Người Việt mình còn khách là kéo thêm giờ, hết khách mới đóng cửa. Vui là chỗ đó ! Không như phòng trà khiêu vũ, đúng giờ là ngưng.
Mấy ông nhạc sĩ thường trực ở nhà hàng khiêu vũ, đàn hát tuần này qua tuần khác, đâm ngán nên họ cũng muốn đổi tiếp xúc với khách vui hơn là ở khiêu vũ trường, dù sự- thay đổi chưa chắc thành công nhưng vẫn khác hơn cái cũ.

Khách quen nhạc sĩ nào thì họ kéo nhau đến quán có nhạc sĩ đó, khách ghé quán này rồi chạy sang quán khác, quán nào có không khí họ  dính luôn. Phần nhạc sĩ cũng kéo bạn bè đến tham dự cho đông để chủ tiệm hài lòng. Một số nhạc sĩ làm việc cho các quá rượu nhỏ của Tây bây giờ cũng « chạy » về đàn cho quán phở có không khí vui hơn, hát ở quán rượu của Tây, đàn ca một mình đến…hụt hơi. Nói là quán phở nhưng có chia ra một phòng nhỏ bên trong chứa từ 100 người trở lại.

Ban nhạc làm việc cho các phòng trà cũng như các ca sĩ chạy show cuối tuần, chẳng bao giờ bị nhà nước hỏi thăm hoặc đặt câu hỏi với chủ tiệm mướn họ có khai không ?. Thanh tra vào tiệm, thấy người bạn đứng trong quầy rượu, lần thứ hai là phạt ngay tức khắc. Về ban nhạc thì ít bị thanh tra hỏi han gì ?

Tiệm nào có ca nhạc là có khách, Bàn nào cũng rượu mạnh, ba chai thì chủ tặng một. Dưới bóng đèn màu mịt mờ, khách ăn uống, cười nói, hát hò say mê, người đàn cho khách hát cả đêm mà cũng không hề mỏi lưng, chóng mặt. Tất cả đều quên hết mọi phiền phức, tuyệt vọng, quên chủ quán đưa hóa đơn tính tiền thường sai số ! khách còn tỉnh vặn hỏi thì chủ quán …quên !

Phòng trà ca nhạc hay karaoke phải có bán thức ăn, không bán thức ăn, khách cũng mua thức ăn đem vào nhấm nhí trong lúc nghe nhạc, vui chơi mà thiếu món ăn là dân Việt ở Paris không chịu, không như ở Mỹ quán ca nhạc của người Việt chỉ uống bia và nước ngọt.

Bây giờ xin nói về là các nghệ sĩ hát dạo bên vỉa hè. Họ là những nghệ sĩ đủ màu da, đủ mọi lứa tuổi. Nghệ sĩ chuyên nghiệp cũng như không chuyên nghiệp thích hát rong bên vỉa hè, hay ở dưới đường hầm tàu điện ngầm. Có nhóm năm, bảy người (như là một ban nhạc), người đàn violoncelle, guitar, xasophone, violon…Nhiều nhóm nghệ sĩ hát rong khác nhau, biểu diễn hoà nhạc dưới đường hầm metro khác nhau, phía trước có cái mũ để khách bỏ vài đồng tiền kẻm vào đó (không bắt buộc). Có nhóm hát để bán những dĩa CD nhạc của chính họ, nhóm nghệ sĩ này có giấy phép, những người đàn lẻ thì không vì họ chỉ có cây guitar thùng không gây tiếng ồn ào lớn…

Những tháng mùa đông, họ hầm trú của nhóm hát rong là dưới đường hầm métro, họ di chuyển các nơi khác nhau trong đường hầm. Bạn đến Paris sẽ cảm thấy thích thú khi nhìn thấy các nghệ sĩ hát rong này.

Mùa hè họ lang thang ở các vỉa hè Paris, vì họ muốn khách đi đường dừng chân lại lắng nghe. Những nghệ sĩ này chưa hẳn là họ không có việc làm, hay không có nghề nghiệp. Ví dụ : tấm hình phụ bản kèm theo bài viết, một nghệ đàn Accordeon ngồi đàn ở dưới métro, ghi trên tấm giấy muốn dạy kèm toán ở lớp trung học. Hát rong lang thang đây đó là điều họ muốn, không phải hát cố ý kiếm tiền để sống mà chỉ ï muốn biểu diễn tài năng, đối với họ đó là một điều hạnh phúc…

Nhưng trong đám người hát rong, cũng có số người hát kiếm tiền để sống, đa số họ là những người đến từ các nước châu Âu. Số nghệ sĩ này thường hát trên xe điện dưới métro, họ hát như trả bài, rồi vội vàng cầm cái mũ đi đến từng người để xin tiền, xong rồi nhảy nhanh qua toa xe lửa khác tiếp tục đàn hát. Hát rong để xin tiền ở dưới métro, hay hát rong trong các quán ăn, được khách thưởng tiền với một cử chỉ vừa thông cảm, vừa mến mộ, vì khách biết người hát rong là một nghệ sĩ đã dám chạy theo sở thích riêng của mình mà không phải bất kỳ người nào cũng có thể làm được.

Đời nghệ sĩ hát rong với một cây đàn, họ đàn ca bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu nếu họ thích, họ chẳng hề ngại ngùng hay mắc cở, đôi khi cũng quyến rũ được cả trăm người khách qua đường ở những nơi công cộng. Khách ngồi bệt xuống đất hứng thú nghe người nghệ sĩ đàn ca là điều mong ước trong đời sống của riêng họ. Những người hát rong cũng cần đến sự ngưỡng mộ của đám đông bằng những tiếng vỗ tay nồng nhiệt. Lúc này, khách nhìn nghệ sĩ hát dạo thật là oai, khách cũng biết đàn nhưng còn khuya mới đươc cái oai ấy ! Cũng có khách lặng lẽ nhìn người hát rong đang say mê theo tiếng đàn, họ có nét gì thật độc đáo không giống ai, hình như họ có giòng máu phù thủy nghệ sĩ trong người, chỉ có phù thủy mới biến người hát dạo thu hút được cả trăm người khách như thế !
Nghệ sĩ hát rong có mặt khắp nơi ngay ở nơi bãi biển, tiếng đàn tiếng hát họ cất lên, lập tức ở chung quanh, người ta kéo nhau đến. Người hát rong khoe rằng hôm đó anh được 80 euro tiền thưởng của khách ở bải biễn.

Muà hè, từ tháng bảy, tám, từng nhóm nghệ sĩ với guitar xập xình tụ năm tụ ba, đàn ca một cách hứng thú suốt đêm dọc theo hai bờ sông Seine, đám đông dạo chơi dừng lại để lắng nghe. Ai buồn ra bờ sông Seine sẽ hết buồn, vì đây là thế giới của nhóm nghệ sĩ hát rong dưới bầu trời thiên nhiên. Sau xuôi ngược khách được dịp nhìn, nghe các nghệ hồn nhiên với thế giới riêng . Họ còn trẻ,ï là những người sáng tạo, họ không thích gò bó, không thích làm theo sự hướng dẫn, chỉ hướng dẫn những gì họ sáng tạo được…Khách thầm nghĩ : Nếu không có nhóm nghệ sĩ hát rong thì sông Seine và mấy ông tượng đá ngồi yên những đêm khuya yên cô đơn.

Tiếng đàn, tiếng hát trầm bỗng thật đáng yêu êm du xuôi gió tạt qua bên đường, hàn tơ liễu buông chùng khẽ rung động. Khách rảo bước dưới bóng đèn phớt trên ngọn cỏ, Lòng khách cảm thấy tươi vui với trong một buổi dạo chơi thích thú hơn mọi lần khác.


                                                                    Bích Xuân
                                                            bichxuanparis@yahoo.com


















Partager cet article
Repost0
4 juin 2009 4 04 /06 /juin /2009 21:25

                                                     Bích Xuân với những ngày  vui ở Dallas Texas























































                                                                                                                                                                         















































 


















Partager cet article
Repost0
4 juin 2009 4 04 /06 /juin /2009 20:13

Bích Xuân với biển trời Maui Hawaii


 

 





















  
 







 

 

Partager cet article
Repost0
24 juin 2008 2 24 /06 /juin /2008 13:30

                       Những Kim Tự Tháp Trong Sa Mạc
                                                                 Bích Xuân


Chiếc AMC Airlines của Ai Cập chở đầy khách đã hạ cánh tại phi trường Louxor, sự hiện diện hai cảnh sát an ninh người Ai Cập to lớn khiến hành khách cảm thấy an toàn nhưng nhắc nhở một bất ổn rình rập, lẩn quẩn đâu đây. Ra khỏi máy bay, xe bus trong phi trường đến rước. Xuống xe bus, qua một cánh cửa, khách sắp hàng để trình passeport. Bên phải, có năm gian hàng đổi tiền. Bên trái là các nhân viên kiểm soát giấy thông hành. Gian hàng đổi tiền ngọai tệ cũng rất đơn sơ, không có cửa đóng, không có mặt kính chắn ngang. Du khách có thể đi vào bên trong để đổi tiền. Nhân viên đổi ngọai tệ họ tính bằng bút, không dùng máy tính. 1 euro bằng 7,40 livres tiền Ai Cập. 1 dollar Mỹ, 5,50 tiền Livre. Từ máy bay cho đến phòng ốc đều nói lên một sự nghèo nàn, lạc hậu của vùng du lịch nổi tiếng này. Bù lại, khi du lịch các nước khác, sắp hàng trình giấy thông hành, rã cẳng, nhưng ở phi trường Louxor (Ai Cập) thì lại rất nhanh. Nhanh đến nỗi khách không có thời giờ để nhìn những gì chung quanh. Đổi tiền, trình thông hành, lấy hành lý chỉ trong vòng 30 phút, thật là hiếm có !

Bước ra khỏi cửa, du khách ngạc nhiên khi nhìn thấy một nhân viên trong phi trường cầm thuốc nhả khói mù mịt, ngay trước bảng cấm hút thuốc. Lúc trên máy bay, một người phụ nữ Pháp hỏi tiếp viên, vừa rồi bà ta nghe có mùi thuốc khi một người đàn ông đi ngang qua. Anh tiếp viên lắc đầu. Một tiếng sau, người tiếp viên trở lại dẫn bà đến phòng của tiếp viên. Họ cho bà hút thuốc ở đó.
Ra khỏi phi trường, tôi tìm chiếc xe bus để đi đến tàu chờ ở bờ sông Nil, (như đã ghi trong tờ chương trình). Anh phu xe đỡ chiếc valise tôi để vào xe, rồi chìa tay đòi tiền “ tip”  20 livres Ai cập ( 3,50 euro). Khi lên xe tôi được biết, tự mình để hành lý vào xe thì khỏi phải trả tiền. Đến tàu làm thủ tục xong thì trời đã tối nhem, nơi đây 5 giờ chiều mà trời đã tối đen như mực. Ai Cập vào những tháng 7, 8 sức nóng từ 40 đến 45 độ C. Tháng 10,11, khí hậu từ 25,27 độ C. do vậy đi chơi vào những tháng này nhớ mang theo …áo len cho một cuộc du hành vào sa mạc.
Louxor là nơi đông du khánh nhất, vì nơi đây có nhiều đền đài của các vua chúa. Du lịch nơi này, nói chung các nơi ở trên xứ Ai Cập, bạn có thể thấy đàn bà trùm khăn kín mặt, hay đàn ông mặc áo cổ truyền đi lang thang khắp nơi, nhưng bạn đưa máy chụp họ bạn phải trả tiền. Người “được” chụp hình sẽ bám sát bạn để đòi tiền, muốn đưa bao nhiêu cũng được, ít nhất là 10 livres (1,50 euro). Dân ở đây nhờ vào khách du lịch, như người đánh xe ngựa mỗi tháng lãnh được 300 livres tức 20 euros. Riêng phụ nữ vẫn giữ phong tục phục tùng chồng con vô điều kiện, và những cô sống ở miền quê không bao giờ đánh răng buổi sáng,
 Để phục vụ du lịch trên sông Nil, ước chừng khoảng 200 chiếc tàu, mỗi tàu có 60 phòng ngủ, ngoài ra còn có khoảng 100 tàu “bus taxi” nhỏ. Nếu đi du lịch ở Louxor chắn chắn bạn phải ở trên tàu mới đủ an toàn. Sau khi bạn đi xem thắng cảnh về, người làm phòng, mỗi ngày sẽ cho bạn sự ngạc nhiên. Mở cửa, bạn sẽ giật nẩy người khi thấy một người đang lơ lửng trong buồng tắm, hoặc có người đeo kính nằm đọc sách trên giừờng bạn Trấn tĩnh sau phút thất kinh hồn vía, bạn nhận ra đó là những chiếc khăn do người dọn phòng gấp lại một cách ngoạn mục để tạo cảm giác mạnh cho ban.
Kỹ thuật chọn người phục vụ ở đây khá khéo léo. Nếu quan sát những người làm việc trên tàu, ê kíp phục vụ trong phòng ăn, thường rất trẻ, mặc áo chemise trắng, quần đen, cổ thắt bướm, anh nào cũng hoà nhã dễ có cảm tình, nhìn là có cảm tình ngay. Có lẽ vì vậy mà khách “típ” khá hào phóng. Còn những người làm phòng hầu hết là đàn ông, có nét quê mùa, dễ tạo cho bạn cảm giác tin tưởng. Những cảnh sát thì lại khác, rất ngầu trong bộ áo quần đen, bérêt đen, to con lừng lững. Người nào người nấy lạnh lùng như đá cục, hầu như chẳng bao giờ thấy ai nở nụ cười.

Louxor

Tàu di chuyển chỗ này đến chỗ kia, từ hướng nam, đến hướng bắc, rời đông sang tây để bạn viếng cảnh. Trên tàu có hai nhóm du khách. Nhóm đi chung với đoàn, và nhóm đi tự do. Nhóm đi theo đoàn, có “guide” hướng dẫn từ a đến z. Nhóm đi tự túc, phải mướn taxi, phải biết trả giá, vì nơi này toàn là giá “trên trời”, bất cứ gì cũng phải trả giá. Đi theo groupe thì đắt hơn gấp 2 lần, vậy mà, phải trả thêm tiền vì những mục không có trong hợp đồng. Ví dụ như: cỡi lạc đà, đi xe ngựa, thăm làng quê, thả thuyền buồm ngắm cảnh trên sông, dạo vườn hoa coi mèo, chó hoang, nghe trình diễn nhạc kịch bằng những màu sắc ánh đèn về ban đêm ở các đền đài, thăm các kim tự tháp v.v… tất cả phải trả thêm 300 euro . Đi theo tour, vất vả nhất là phải thức dậy thật sớm, thường vào lúc 06 giờ sáng, 06 giờ 30 điểm tâm, 7 giờ lên xe. Cũng có ngày thức dậy từ 3 giờ sáng, để khởi hành lúc 4 giờ.

Đi dạo trong vườn Botanique chẳng hạn. Trong vườn này đa số chó và mèo hoang. Nhiều chú chó con, mèo con rất đẹp nhưng đừng nên rờ vào bạn sẽ có thể bị cào hay cắn. Sau khi đi dạo vườn hoa, bạn sẽ đi thăm ngôi làng Nubien với những căn nhà đất thô sơ trên bãi sa mạc mà nước là hơi thở của linh hồn. Trần nhà che bằng lá cây, có nhà để trống về phiá mặt trời mọc. Hỏi tại sao thì được biết: nắng bình minh không nóng. Nhà ở đây xây bằng đất sét và muối, nên chỉ cần ba ngày mưa gió là nhà cửa bị tiêu tùng, nhưng ở sa mạc này quanh năm suốt tháng chẳng bao giờ có mưa.
Người hướng dẫn dặn dò khách du lịch không cho tiền trẻ con mà chỉ cho chúng bút viết hoặc bánh kẹo mà thôi. Theo anh nếu chúng có tiền rủng rỉnh chúng sẽ không chịu đến trường. Quả vậy, khi tàu vừa cặp bến thì những người đàn bà mặc áo đen, khăn choàng đen, đầu đội rổ nữ trang và một số trẻ em ào đến mời mọc . Người ta không mua mà chỉ cho quà trẻ con Có lẽ chúng không hiểu tại sao người ta chỉ cho toàn bánh kẹo và bút viết. Một vài bà cụ bà mặc áo đen, trùm khăn đen ngồi trên cát năn nỉ bạn chụp hình: “Hello, Hello ! two euro !”. Hầu như không thấy người ta dùng dollars Mỹ? Cũng như ở trên croisières họ chỉ nhận credit card và tiền euro, thậm chí không nhận ngay cả tiền Livres của Ai Cập. Hỏi tại sao thì được cho biết: đa số croisières ở đây là nghiệp đoàn của Pháp, nên trả tiền euro dễ tính cho họ. Điều này vừa nghe qua không ổn cho lắm! Du khách lỡ đổi tiền Livres Ai Cập rồi thì ráng mua đồ linh tinh cho hết, đi đến đây lần này chắc gì trở lại lần thứ hai ?
 
Sông Nil dài 6700 cây số, độ sâu khỏang 1 400 thước. Đi thuyền dạo trên bờ sông Nil thật là thơ mộng. Từ thành phố này sang thành phố khác, bạn đừng ngần ngại đi lên những tàu “bus” hay trên những chiếc tàu chở người. Không khí ở đây nồng ấm, đón tiếp ân cần, Dân chúng ở đây không gọi sông Nil là sông mà gọi là biển, có lẽ nó quá dài và lớn .
 Khu Louxor là một nơi được khách du lịch thăm viếng nhiều nhất, nơi đây được nối với khu Karnak bởi một con đường đi dài hai bên có những tượng thân sư tử đầu người (sphinx). Đền này được xây dựng từ thế kỷ 14 trước thiên chúa giáng sinh, tính đến nay được 3.406 năm. Người ta đã đặt thêm nơi đây sáu tượng lớn với
Bích Xuân
hai tháp
nhọn vào thời vua Ai Cập Ramsès II. Một trong hai tháp nhọn này đã được đem tặng cho nước Pháp dưới thời Napoléon I vào năm 1813. Tháp nhọn này hiện nay nằm giữa công trường Concorde tại Paris. Từ Louxor đến đền Abou Simbel 350 cây số, đến Le Caire 700 cây số. Le Caire là thủ đô của Ai Cập. Đây là thành phố lớn nhất của các xứ Ả Rập và các xứ Phi Châu. Thành phố này ở bên bờ sông Nil miền bắc Ai Cập. Ở phía tây thì có ba kim tự tháp lớn.

Thời tiết ở Ai Cập tháng 11 mà còn chói chang hơi nóng. Nếu vào tháng 7,8  mặt trời đỏ rực, cuồn cuộn sức nóng khô người vọt tới 45, 48 độ C. Sự thay đổi nhiệt độ do giãn nở khi nóng, và co lại khi lạnh, tạo thành những cơn bão cát tối tăm trời đất. Ban đêm và sáng sớm gió lạnh cắt da.

Du lịch trên đất nước Ai Cập, bạn sẽ được ngồi trên những con lạc đà có cặp mắt đáng yêu, có thể chịu đựng được đói khát, đưa bạn đi trong vùng sa mạc mênh mông, ngắm cảnh trên vùng cát lún, chiêm ngưỡng những đền đài, lăng mộ và kim tự tháp xếp bằng tảng đá từ chân đến đỉnh, thể hiện sức mạnh của người cổ Ai Cập. Qua nhiều thế kỷ, kim tự tháp và đền đài được tu bổ lại nhưng không làm mất đi sự sáng tạo của nền văn minh thời cổ. Những bức họa trên tường và những nét chữ là ký hiệu, trong thời cổ Ai Cập là điểm hấp dẫn, gợi ý tò mò của du khách, vượt qua các vùng mạc mênh mông để tìm hiểu những điều huyền bí…

Trước kỹ thuật chính xác, Kim tự tháp với những khối đá không thể làm khác hơn ngay cả với những phương tiện thời nay. Làm sao có thể đem vào trong công trường hơn 100 máy móc một lúc ? Xây dựng kim tự tháp đòi hỏi một sự tính tóan chính xác với sự sắp xếp chặt chẽ, không thể làm tới đâu hay tới đó được. Ngay lúc khởi đầu người Ai Cập đã biết dùng những phương tiện gì, những máy móc gì, và cách tổ chức công trường ra sao ? (Những đường nứt mà chúng ta thấy là do kết quả của những trận động đất chứ không phải do sự tính toán sai khi xây dựng). Trước vấn đề của những kim tự tháp, các nhà nghiên cứu khoa học đặt câu hỏi: Không làm những mẫu thử nghiệm giống như họ?. Hoặc làm mẫu thử nghiệm giống như thời đó, điều này đòi hỏi một sự tưởng tượng phong phú về kỹ thuật hình học (concept de récusivité) môn hình học này mới có vào thế kỷ 19. Vậy ngày xưa làm sao người ta đã biết được ?
Những kim tự tháp đồ sộ nằm đó, nhìn chúng ta như thách đố từ bao nhiêu nghìn năm nay. Những máy móc người xưa chế tạo bằng tay đơn sơ nhưng rất có hiệu quả, thời đại bây giờ không thể chế lại như vậy được. Họ có những bí quyết riêng mà không ai có thể đoán ra đựợc. Kim tự tháp vẫn là điều bí mật đối với các nhà khoa học.
Những kim tự tháp có một sắc thái nào đó về tôn giáo, đề cao thần quyền và thượng đế tối cao, với một ý nghĩa khác các tôn giáo khác. Chẳng hạn như những đền thờ mặt trời, tượng hình bằng người, đầu thú vật (biểu tượng thần linh). Kiến trúc độc đáo thời Ai Cập là nghệ thuật tạc tượng, chạm trổ hình trên đá, trên tường, đều hướng về một mục đích chung, họ tin rằng có một cuộc sống vĩnh cửu trong cái chết, để tiếp nối cuộc sống vừa qua của họ. Họ đã thực hiện giấc mơ chiến thắng thời gian, chiến thắng được sự lãng quên, bằng chứng là nghệ thuật của họ mãi mãi ở trong trí nhớ của mọi người.

Mỗi năm Le Caire có 6 triệu du khách viếng thăm. Thành phố này ở bên bờ sông Nil miền bắc Ai Cập). Ở phía tây Gizeh có ba kim tự tháp lớn và tượng sư tử đầu người. Sphinx là biểu tượng của Ai Cập. Những kim tự tháp này đã có hơn 3500 tuổi .
Kim tự tháp lớn nhất và xưa nhất là kim tự tháp Khéops, một trong bảy kỳ quan thế giới, còn hai kim tự tháp khác nhỏ hơn là kim tự tháp của Khéphren (con trai) và Mykérinos (cháu nội vua Khéops) cũng nằm gần đó.

- Kim tự tháp Khéops do vua Khéops lựa chọn vùng Gizeh, để xây phần mộ cho mình  cao 147 thước. Cạnh của mặt đế hình vuông: 230 thước. Độ nghiêng: 51,5 độ. Mỗi khối đá dùng để xếp từng lớp có chiều cao trung bình 1,27 thước. Kim tự tháp bên trong xây theo nấc thang xoắn ốc hình vuông từ đế lên đến đỉnh.

- Kim tự tháp thứ hai là Khéphren (con của vua Khéops) cao 143,5 thước, với độ nghiêng là 53 độ, cũng nằm trên một phần đồi vùng Gizeh, phía tây nam kim tự tháp của cha. Kim tự tháp này dễ nhận diện từ xa, bởi đỉnh tháp còn được bao phủ bởi bột vôi. Kim tự tháp này nhỏ hơn kim tự tháp cha một tí, nhưng khi mới nhìn, người ta có cảm tưởng kim tự tháp này cao hơn kim tự tháp của cha, lý do là kim tự tháp này được xây trên mặt đất cao hơn. Bên trong cấu trúc đơn giản hơn kim tự tháp cha. Khi khám phá ra hầm mộ này người ta chỉ thấy quan tài hình người bằng đá bị bể, trong đó không có xác ướp. Phần mộ Khéphren ít bị hư hại hơn là phần mộ của cha.

- Kim tự tháp thứ ba Mykérinos (con trai của Khéphren), cháu nội của vua Khéops. Người ta không biết rõ về những sự kiện xẩy ra dưới thời vua này. Nhưng thời gian sau này, các nhà khảo cổ, tìm được hồ sơ viết trên giấy cổ của Ai Cập, lưu lạc đến thành phố Turin (Ý), trong đó người ta biết Mykérinos đã trị vì 18 năm, sau đó Mykérinos nhường ngôi lại cho người con trai, và người con trai này là ông vua thứ tư cuối cùng của dòng họ vua này. Ông vua thứ tư cuối cùng này, đầu óc cởi mở, có lòng nhân từ và phân xử công bằng. Ông cho xây một kim tự tháp cho mình, nhỏ hơn kim tự tháp của cha, ông nội, và ông cố. Lý do là không muốn dân chúng khổ cực.
Còn về tượng Sphinx sư tử đầu người: Đầu người ở đây có thể là khuôn mặt của vua Khéops hay là Khéphren. Theo truyền thuyết kể lại, lúc đòan quân của hoàng đế Napoléon và nhóm chuyên gia khảo cổ đặt chân đến vùng này, họ chỉ thấy phần đầu tượng Sphinx mà thôi, ngòai ra là cát phủ. Đầu tượng 5 thước bề cao. Khi người ta đem hết lớp cát phủ ra, tượng Sphinx mới hiện ra nguyên hình. Tượng này trong một trận chiến bị đạn nên phần mũi (dài 2 thước) đã nứt và rơi xuống đất. Napoléon rút quân về, quân đội Anh thay vì đem mũi dán lên tượng thì lại đem về chưng tại viện bảo tàng British Museum  tại Luân Đôn.

Người ta cũng đã tìm thấy được một loại  “thước đo” của Ai Cập ở trong kim tự tháp. Trên thước này, có những gạch chia không đều đặn. Thước này có chiều dài 52,5 cm, được chia ra làm 28 đơn vị, nhưng 28 đơn vị này không đều nhau. Nếu không là một lọai thước tính thì nó còn có ý nghĩa gì mà các nhà khoa học chưa có câu trả lời. Ai Cập luôn luôn tạo một sự thu hút huyền bí trong tâm trí của mọi người. Bạn đến thăm đền Philaé phải qua một sông bằng thuyền (từ 70 năm nay) trước kia là vùng sa mạc, đền Philaé nằm giữa hai đập nước nên thường xuyên bị ngập nước 10 tháng trong một năm. Vùng sa mạc này vào năm 1894 do người Anh cho dẫn thuỷ nhập điền đem lợi hàng năm 75 triệu livres Ai Cập. Trong đền những mẫu tự thời cổ, những hình chiến binh cầm giáo mác, những thiếu nữ, hay những người đàn ông mình người đầu thú, được khắc trên vách tường. Mỗi hình ảnh mỗi ý nghĩa qua những thời đại văn minh cổ Ai Cập.
Tại đây, có loại giấy papyrus đặc biệt làm bằng xác một loại cây, để vẽ hình. trên giấy này đem nhúng vào nước, không bao giờ bị rách. Cách l2àm loại giấy này rất đơn giản. Một nhánh cây nhỏ, có hình dáng như cây trúc, người ta gọt bỏ lớp bên ngoài, chẻ một lớp thật mỏng rồi đem ép và nối lại tờ này với tờ kia, cho đến khi thành tờ giấy lớn, sau đó đem phơi khô.
Bích Xuân
Trong sa mạc mênh mông, Ai Cập còn nhiều điều bí ẩn. Huyền thoại hai bức tượng ở vùng Louxor, thung lũng của hoàng hậu, và hai ngôi đền « khổng lồ » của dòng họ vua Ramsès II trên vùng cát xoáy không cỏ cây, chỉ có chân trời vô tận nằm sát bờ biển ở Abou Simbel.
Trước khi vào thăm viếng bên trong đền đài, bạn phải mua những tấm poster card để khi về có hình kỷ niệm, vì ở đó cấm du khách không được chụp hình, quay video khi vào thăm viếng bên trong.
Còn một kỳ nữa.

                                                                   Bích Xuân
                                                                           bichxuanparis@yahoo.com

 

Partager cet article
Repost0
24 juin 2008 2 24 /06 /juin /2008 11:55

                                        Dấu Vết Cổ Vương Ai Cập
                                                         Bích Xuân


Chuyến viếng thăm kế tiếp là hai đền nổi tiếng ở vùng sa mạc Abou Simbel. Từ Assouan, đi bằng xe để đến Simbel (mất 4 tiếng). Sáu giờ sáng, chiếc tàu chở khách khởi hành tại Louxor (Ai Cập) đến Assouan bằng con sông Nil (khoảng 220 cây số), tàu chạy một ngày thì đến Assouan. Để kịp chuyến tàu khách du lịch phải thức day 3 giờ 30 sáng ngáp ngắn ngáp dài, phải đi chuyến bus bốn giờ sáng. Trời còn tối đen nhưng bến xe bus đã đông nghẹt người và không khí nơi đây thật là nhộn nhịp. Những xe bus của hãng du lịch khác, tụ họp tại đây để cùng khởi hành.
Đường đến Abou Simbel là một đường xa lộ thẳng tắp, con đường nhựa đen nổi bật trong sa mạc trắng xóa mênh mông. Lâu lâu mới có một chiếc xe chạy ngược chiều. Một đương chỉ đủ cho hai chiếc xe chạy ngược nhau. Xe chạy suốt bốn tiếng đồng hồ không nghỉ ngơi, mà nghỉ đâu khi chung quanh vắng ngắt, không một căn nhà chỉ toàn là màu trắng cô đơn. Thỉnh thoảng chỉ có đồn lính gát xa lộ, người lính ngước nhìn một cách hững hờ mỗi khi có xe chạy ngang qua. Trong đám du khách có người bày tỏ sự lo lắng nếu hư xe trong sa mạc này thì làm sao ? Nhưng xe bình yên đến được Abou Simbel lúc 08 giờ sáng. Cách đó không xa là ngôi đền Ramsès quay mặt về hướng hồ Nasser.

Đền Ramsès II, do Liên Hiệp Quốc tu bổ sửa chữa lại vì đền bị đe dọa bởi nước dâng cao gây ngập của hồ Nasser. Sau đó hồ phải di chuyển đến một nơi cao hơn. Chương trình cứu nguy bắt đầu từ năm 1963, kéo dài đến năm 1972 mới xong, với số nhân công 900 người, người ta ráp lại những khối đá cắt ra của ngôi đền( có khối nặng đến 30 tấn). Cuối cùng đền ngự ở vùng đất mới, cao hơn vùng đất cũ 60 thước.


Bốn bức tượng khổng lồ đội mũ cổ truyền trước mặt tiền đền.
Tượng vua Ramsès II, có khuôn mặt tươi vui.Trên ngực và trên những cánh tay mang những dấu hiệu của vua. Những bức hình vẽ nhỏ ở bên hông ghế của bốn bức tượng, tượng trưng cho những tù binh. Bên trái và bên phải của mỗi bức tượng là con vua, vợ vua và mẹ vua (những bức tượng nhỏ này cao chưa tới đầu gối vua). Bên trong đền có một phòng lớn 18 thước bề sâu. Trên trần được trang trí những hình con ó dang cánh bay và những huyền thọai vua chúa. Tám trụ lớn đỡ mặt trần. Trên những cột tru,ï khắc những màn cúng dường. Trên vách đá khắc những cảnh khác nhau của trận chiến Qadesh giữa vua Ramsès II và Hittites.
Những chữ cổ Ai Cập được khắc trên mặt tiền của đền Ramsès II. Người Ai Cập cho rằng chính thần Thot là người chế ra lọai chữ đầu tiên này, loại chữ này có một sự cấu kết “văn phạm” khá rắc rối, không đơn giản, chỉ cần đổi vị trí một vài hình ảnh, ý nghĩa câu đã đổi khác rồi. Dấu biểu tượng chữ cổ này “hiéroglyphes” qua nhiều ngàn năm, từ 700 chữ đã lên đến 5000 chữ. Sau thiên Chúa giáng sinh vài trăm năm sau, những chữ cổ Ai Cập này không còn được xử dụng nữa.
Đền Hathor ở cạnh đền Ramsès II
Sáu bức tượng khổng lồ được tạc trong đá mặt tiền của đền Hathor. Những bức tượng này có chiều cao 10 thước. Đây là một nơi thờ phượng. Trong 6 bức tượng có một bức tượng nữ thánh tượng trưng cho tình yêu và niềm vui. Tượng này được tạc với nét mặt và thân hình của hòang hậu Nefertari. Hình ảnh của hoàng hậu mặc quốc phục Hathor được bao quanh bởi bốn tượng khổng lồ có nét mặt và thân hình của Ramsès II. Dưới chân hoàng hậu có những tượng nhỏ công chúa, dưới chân vua có những tượng nhỏ hoàng tử. Trong đền này có một phòng lớn với mặt trần được đỡ bởi 8 trụ xếp thành hai hàng. Những trụ này cao khoảng 3 thước để đỡ một khuộn mặt đẹp của nữ thần với hai tai con …bò cái. Chiều cao của những tượng khổng lồ, tính từ bàn chân đến đỉnh khoảng 20 thước. Ngòai những kích thước trên, điều đập vào mắt người nhìn đầu tiên là vẻ đẹp và khuôn mặt rất có thần, sống động.
Vào bên trong hai đền này, lính cấm du khách chụp hình quay phim, chỉ được phép chụp hình ở bên ngoài. Có lẽ họ muốn giữ “bí mật” của ngôi đền nhằm lôi kéo những khách du lịch khác. Biết vậy, nhưng phải thức day 3 giờ sáng đi đến 400 cây số, để đến bảo tàng nghệ thuật điêu khắc này ( đi, về cả tàu, lẫn xe 1200 cây số) với mong muốn được tận mắt thưởng thức chứng tích lịch sử này và đồng thời thu vài tấm hình để chia sẻ với bạn đọc không được như mong muốn, khiến người viết cũng có đôi chút ấm ức.

Tượng Memnon.
Đi tàu lớn, rồi đến tàu nhỏ, đi bus, rồi lội bộ để đến thăm hai tượng nổi tiếng Memnon và Emathion. Hai tượng đá khổng lồ này ở trên bờ phía tây của thành phố Thèbes, Louxor. Những tượng này là vết tích cuối cùng còn sót lại của một đền rất lớn vào thế kỷ 18( bay giờ không còn dấu vết). Hai tượng này là hiện thân cổ vương Ai Cập (Pharaon). Với tư thế ngồi trên ngai, hai bàn tay đặt trên hai đầu gối. Mỗi bên chân của tượng, có hình mẹ và vợ vua. Hai bên cạnh ngai “vàng” có hình vẽ biểu tượng của hai vùng Ai Cập: vùng trên và vùng đưới. Hai bức được tạc trong đá cứng granite. Hai tượng ngôì có chiều cao 18 thước, bức tượng nặng hơn 1300 tấn. Hai tượng này đã bị hư hại khá nhiều từ thời cổ xưa. Nhà sử gia kiêm địa lý Hy Lạp Strabon đã kể lại rằng: Trong cuộc động đất khủng khiếp đã xẩy ra 27 năm trước thiên Chúa giáng sinh, một phần lớn của đền khổng lồ này đã xụp đổ và tượng khổng lồ bên mặt bị nứt từ vai cho 
   Bích Xuân & Tượng Memnon.

đến hông. Theo một huyền thọai được kể lại từ giây phút đó, bức tượng bắt đầu phát ra âm thanh “nói” mỗi khi mặt trời mọc. Hiện tượng này, ngày nay người ta đã hiểu tại sao. Ban đêm lạnh, tượng co lại, khi những tia nắng ban mai đầu tiên chiếu vào tượng giãn ra, do đó gây ra những âm thanh lạ lùng.

Tượng nứt khổng lồ này đã trở thành một nơi hành hương của những người Hy Lạp và người La Mã. Họ đến đây rất đông để đóan nghe lời “tiên tri” của tượng đá, tùy tâm trạng của mỗi người.
 Đến thế kỷ thứ 3, (sau thiên Chúa giáng sinh) hoàng đế La Mã tên là Septime Sévère vì qúa sùng bái tượng thần biết nói lời “tiên tri” khi mặt trời mọc, nên đã cho tu bổ tượng nứt, bằng cách trám lại chỗ nứt của tượng. Kể từ đó, bức tượng khổng lồ “câm nín” luôn trước sự ngạc nhiên của hoàng đế. Thật ra, chỉ có tượng bên mặt là Memnon phát ra âm thanh mà thôi. Ngòai âm thanh phát ra lúc đá giãn khi mặt trời mọc, còn có âm thanh của gió luồn vào khe nứt, tạo thành tiếng “nói” thì thầm.
Theo huyền thọai của Hy Lạp, Memnon là một hoàng tử người xứ Eùthiopie. Memnon đã tham dự vào trận chiến thành Troie và bị Achille giết tại đây và Memnon đã trở thành một người hùng quá cố. Hai bức tượng này là hiện thân của hai anh em ruột: Memnon và Emathion.


Thung lũng của vua và Hoàng hậu.
Thung lũng này, nằm bên bờ phía tây của dòng sông Nil của Louxor, được tạo ra bởi một vết nứt của một rặng núi. Ở đây có nhiều cổ mộ, ngôi mộ cổ nhất là mộ của Thoutmôsis I. Đa số các vua Ai Cập đều được chôn cất tại đây. Ngôi mộ cuối cùng được khám phá ra là ngôi mộ của Ramsès II. Ngòai mộ của vua, còn có mộ của hòang hậu và các con vua. Và một số mộ của các quan cận thần, thuộc dòng quí tộc.

Những cổ mộ và những cổ vật ở trong thung lũng, đều đã bị những bọn trôm đào xới, lấy cắp. Ngay cả ngôi mộ của Toutânkhamon cũng không thoát khỏi bàn tay của chúng. Người ta cho rằng cổ mộ này đã bị xâm nhập đến hai lần, nhưng có lẽ bị phát giác nên bọn trộm chỉ kịp mang đi một phần nhỏ trong kho tàng mà thôi. Những ngôi mộ khác, bọn trộm trở lại vơ vét sạch. Riêng ngôi cổ mộ của Toutânkhamon là kho tàng vô giá, có những xác ướp để trong hai nơi bí mật. Một nơi, 40 xác ướp vua chúa nằm trong quan tài, nơi thứ hai có thêm 16 xác ướp. Có tất cả 63 ngôi mộ trong thung lũng này được sắp xếp theo mã số KV1 đến KV63 (KV là chữ tắt của Kings’ valley). Ngôi mộ KV5 là ngôi mộ lớn nhất trong thung lũng. Ngôi mộ này là nơi chôn cất những người con của vua Ramsès II. Từ khi khám phá ra ngôi mộ này có 150 phòng, hiện đang được canh gác rất cẩn thận.

Những ngôi cổ mộ đã gây sự hiếu kỳ của du khách Hy Lạp và người La Mã từ thủa xưa, và ngay cả bây giờ. Ngày nay, đa số những cổ mộ này, du khách không được thăm viếng vì lý do bảo trì những xác ướp. Những mặt bằng chạm trổ nổi của một vài ngôi mộ còn giữ lại được những màu sắc sực rỡ, mặc dầu bị sự tàn phá của thời gian và sự đóng góp không kém phần sốt sắng của con người.


                                                                    Bích Xuân
                                                                            bichxuanparis@yahoo.com

 

 

Partager cet article
Repost0
14 avril 2008 1 14 /04 /avril /2008 10:20

                                                     Những Ngày Trên Nước Ý
                                                                           Bích Xuân



Tôi đến thành phố Rome, nơi có mối tình lãng mạn của hoàng đế César với nữ hòang Cléopatre xứ Ai Cập. Trước khi vào những tiết mục tạp ghi linh tinh xin tóm lược đôi dòng về mối tình của vị hoàng đế thành Rome này. Khi vua cha chết, Cléopatre bị người chồng và em trai lật đổ Cléopatre lấy lại ngai vàng năm 23 tuổi, nhờ sự giúp đỡ của Jules César. Cléopatre có một con trai với César tên Césarion. Khi César chết vì bị ám sát, Cléopatre lấy một tướng La Mã tên Marc Antoine là nhân vật chính trong vụ trả thù chống lại những kẻ giết César. Marc Antoine cánh tay mặt của César cũng là cháu ruột của

 

César. Với một tham vọng lớn, tạo nên một quyền lực mạnh để trị vì trên toàn vùng miền đông Địa trung hải, Cléopatre và Marc Antoine chống lại Auguste con đỡ đầu và cũng là người kế nghiệp của Jules César. Khi bị thua trận tại vùng Actium Cléopatre đã tự sát bằng cách để rắn độc cắn vào tay mình. (Cléopatre chết năm 39 tuổi, trước thiên chúa giáng sinh 30 năm).

 Bích Xuân

Từ khách sạn, trong vùng ngọai ô của Rome, (với bản đồ trên tay) tôi đi bằng xe điện ngầm thẳng một tuyến đến đấu trường Colisée một cách dễ dàng. Chụp vài tấm hình Colisée, rồi đi xem vòng quanh các cửa thành. Sắp hàng 45 phút, chờ mua vé vào trong đấu trường Colisée, nơi của những người giác đấu với dã thú ngày xưa. Kiến trúc này, dưới triều đại vua Vespasien.Tôi leo lên tầng cao thứ ba, nhìn xuống giữa thung lũng đấu trường lồng lộng gió nắng. Tôi đang tưởng tượng, ở phía dưới người giác đấu đang vật nhau với cọp, beo để dành sự sống. Linh mục Ignace là người đầu tiên tử đạo giữa đám sư tử tại Colisée này. (thời đại lúc đó dân Ý không ưa thiên chúa giáo).

Colisée là một di tích nổi tiếng được nhiều người biết đến, đây là một loại đấu trường lộ thiên hình bầu dục của những cuộc đấu giữa người và cọp, beo. Chỗ ngồi lộ thiên được xây cất theo những bầu dục  đồng tâm, với nhiều nấc thang, từ thấp lên cao có thể chứa được 70.000 người, với 80 chỗ ngồi dành cho những nhân vật quan trọng( ngồi gần đấu trường). Nơi đây hệ thống âm thanh thiên nhiên, dựa trên

tiếng vang dội nhờ những nấc thang bầu dục chạy quanh từ dưới lên trên. Đấu trường này nổi bật ở giữa thung lũng. Colisée được xây trên một cái hồ nhân tạo với kích thước bề ngang 188 m, bề dọc 156 m, phần ngoài có chiều cao 50 m, người ta đã xử dụng 100.000 mét khối đá và 300 tấn sắt để làm những móc nối liên kết những khối đá. Colisée được thực hiện vào năm 70, sau thiên chúa giáng sinh. Đấu trường được khánh thành mười năm sau bằng một loạt chương trình diễn về những người giác đấu “gladiateurs” với dã thú, cọp, beo, sư tử… Chương trình này kéo dài 100 ngày. Trong thời gian đó, 5000 thú dữ bị giết chết. 80 chỗ ngồi riêng biệt dành cho những nhân vật quan trọng (ngồi gần đấu trường), những chỗ ngồi đặc biệt này được đóng tiền hàng tháng để giữ chỗ. Dân chúng thì khỏi phải trả tiền, nhưng ngồi trên những nấc thang cao hơn. Colisée có 160 vòm cửa ra vào để lên các nấc vành đai trong đấu trường. Ở ngay chính giữa là đấu trường, một mặt phẳng được phủ cát với bề ngang 76m, bề dọc 46 m. Còn phần hầm, được chia ra làm ba khu chồng lên nhau bằng những nấc vành đai. Dưới đấu trường, có một hệ thống hành lang ngầm dưới đất.

Trước cửa thành Colisée, bắt đầu từ 10 giờ sáng, có những đàn ông Ý với thân hình khỏe mạnh, săn, chắc,(hình như còn lại chút “di truyền” của những người giác đấu ngày xưa). Những “người mẫu” này cao trên 1,80m mặc trang phục và đội mũ sắt của người giác đấu ngày xưa để du khách chụp hình lưu niệm. Chụp với một giác đấu phải trả 5 euros, hai giác đấu 10 euro, ba, 15 euro… Đi ngang qua một anh giác đấu đang niềm nở chào đón, tôi mỉm cười, đi thẳng. Anh giác đấu có đôi lông mày đen cong,

hàm răng trắng đều, xòe 5 ngón tay nói 5 euro. Tôi vẫn không giảm tốc độ. Anh giác đấu tự xuống giá vói 3 ngón tay đưa lên :. 3 đồng. Tôi cười…ruồi, đưa hai ngón tay trả giá 2 đồng. Anh giác đấu tươi cười gật đầu .

Bích Xuân  & giác đấu

Nếu chụp hình với người giác đấu, trả 2 đồng rồi đi thì chuyện đến đây chấm dứt. Chuyện chưa chấm dứt vì, tôi bước lên “ngai vàng” bằng miếng đá cao, chuẩn bị làm dáng để chụp hình thì người giác đấu “tấn công” tôi bằng những câu hỏi, cứ thế mà tôi trả lời quên bẳng đi chuyện chụp hình. Người giác đấu nói tiếng không biết tiếng Pháp nhưng tiếng Anh trôi chảy,. Tôi cũng nói bằng tiếng Anh, nhưng tiếng Anh…cà lăm. Vậy mà, tôi cũng hiểu được công việc đứng chào khách du lịch để chụp hình là việc làm cho Colisée, không phải cho cá nhân. Tôi thắc mắc:” Đứng như vậy mùa đông có lạnh lắm không ?” Anh ta nói: “ Nước Ý không có mùa đông. Mùa đông chỉ là sương buổi sáng nhưng không lạnh…” Tôi lại tò mò muốn biết tuổi trẻ nước Ý ngày nay hầu hết theo thiên chúa giáo: “ Anh vẫn siêng đi lễ ngày chủ nhật ?” Anh ta nhún vai, đưa bàn tay, lật qua, lật lại, ý nói chỉ thỉnh thoảng thôi. Vậy là anh giác đấu này không phải là con chiên ngoan đạo của chúa. Tôi còn thắc mắc: “Trong viện bảo tàng và những nơi công trường, đa số tượng đàn ông “nu” còn đàn bà thì không, tượng nào cũng có chiếc lá để che vùng “tam giác” ?”. Anh giác đấu cười: “ Ngày xưa người ta coi chuyện đàn ông trần truồng là thường, họ không chấp nhận đàn bà khỏa thân ” . À ra thế ! Anh giác đấu cao, to đến thế mà lại thua tôi đến …9 tuổi đời. Coi như chuyện hẹn hò như mây khói theo César về chốn xa xôi !

Hôm sau, chúng tôi được anh giác đấu đưa đi xem nhà thờ Saint Pierre (tòa thánh vatican 1656–1667), bằng con đường La via della Conciliazione. Con đường băng ngang khu phố cổ Borgo. Từ khu phố này, người ta có một cái nhìn tổng quát hướng về tòa thánh Saint Pierre ở vùng Vatican (trước cổng có quân giữ thành gốc Thụy Sĩ ). Kiến trúc sư Bernini khi xây dựng quảng trường, trước tòa thánh Saint Pierre đã tạo hai đường vòng cung có mái với những cột tròn, mục đích để làm nổi bật tòa thánh. Khi nhìn vào, người ta thấy hai vòng cung ôm lấy tòa thánh ở chính giữa như một cái hộp đựng viên ngọc quí. Bốn hệ thống cột tròn, theo hình bầu dục, thực hiện từ năm 1656 đến 1667, dùng để che những kiến trúc rời rạc chung quang. Tất cả gồm có 88 trụ với 20 thước bề cao. Ở trung tâm của những trụ này, có một tháp bốn cạnh đỉnh nhọn (obélisque). Trụ này được mang từ vùng Héliopolis vào năm 37 (trước thiên chúc giáng sinh) về circus tại Rome. Đến năm1585, trụ obélisque được di chuyển đến vùng Vatican và đặt giữa 88 trụ tại trung tâm quảng trường.

 

Rome, thành phố La Mã, nơi chính yếu trong vùng Latium và cũng là thủ đô của nước Ý. Thành phố này ở bên dòng sông Tibre, cách biển 22 cây số. Đôi khi người ta còn gọi Rome là thành phố của bảy ngọn đồi. Rome là trụ sở trung ương của thánh Pierre, một trong những thủ đô của thiên chúa giáo. Theo huyền thọai của La Mã,  Rome đến từ tên của người thành lập ra thành phố này là Romulus. Người ta không biết rõ về dân số lúc đó, khi thành phố phát triển trước tiên bên bờ trái của sông Tibre. Trong vùng rất nổi tiếng về rượu chát và dầu olive. Trong những thời xa xưa, thành phố đã là nạn nhân của núi lửa, lúc đó nham thạch chảy qua thành phố Rome đã tạo ra 7 ngọn đồi, có hai ngọn đồi nổi tiếng được mọi người biết đến là ngọn đồi Capitole và Palatin. Ngọn đồi Capitol ở gần vùng Champ de Mars, ngọn đồi đó có một cái đền nổi tiếng là đền Jupiter. Còn ngọn đồi Palatin là nơi cư ngụ của những nhà giàu quí tộc, cũng như những thuợng nghị sĩ .

Rome được chia thành hai vùng, một vùng dành cho chính quyền, một vùng dành cho tôn giáo. Người dân sống tại Rome thời đó được miễn thuế. Ở phía bắc, vùng Milan và Vérone rất giàu, nhờ vào nghề dệt và buôn  bán các loại vải, còn miền nam thì nghèo hơn. Tòa thánh Vatican nằm biệt lập ở một phần đất riêng biệt, đó là nhà thờ Saint Pierre (Thánh Pierre thế kỷ 13) và những cơ sở phụ cận khác. Nơi đây, được coi như một xứ sở riêng, với những luật lệ riêng của (Bích Xuân Trước tòa thánh Vatican ) tòa thánh, và có một đội quân nhỏ canh gác, đây là một đội quân rất trung thành và rất ngoan đạo, điều kiện thiết yếu để được tuyển chọn vào đội quân này phải là gốc Thụy Sĩ. Về thiên chúa giáo, người ta thường đi hành hương về Rome và về thánh địa Jérusalem (nơi Chúa sinh ra đời). Qua lịch sử, Rome có rất nhiều đền đài di tích cổ, viện bảo tàng trong thành phố. Đây là một thành phố được nhiều người  thăm viếng với 12 triệu du khách mỗi năm.

  Những ngày ở Rome thủ đô nước Ý, chúng tôi thưởng thức những món ăn đặc biệt của Ý như món Pizza, spaghetti v.v...Những tiệm ăn nơi trung tâm khách du lịch, vừa đắt lại vừa không ngon. Ngòai phần trả tiền ăn, có những tiệm cộng thêm tiền…chỗ ngồi, (2 euros mỗi người), bánh mì ăn kèm theo dĩa thịt cũng tính tiền, và cộng luôn cả tiền..tô, dĩa, muỗng nĩa. Các bạn đừng ngạc nhiên, hãy làm quen với cách tính này trước khi đi du lịch ở Au Châu.
Hẹn bạn thư sau về một thành phố Florence thơ mộng là quê hương của danh họa Léonard de Vinci, tác giả của bức tranh nổi tiếng thế giới La Joconde.

                                                                      Bích Xuân

Partager cet article
Repost0
14 avril 2008 1 14 /04 /avril /2008 09:15

                                                   Ở Một Thành Phố Khác
                                                                     Bích Xuân


Những ngày du ngọan qua các nước Au Châu, tôi xin ghi lại vài cảm nhận về thành phố genève dễ thương này.
Di chuyển trong trung tâm thành phố Genève (Thụy Sĩ) là một vấn đề. Những chỗ đậu xe của khách thăm viếng cũng như những người dân sống tại đây rất khó khăn trong vấn đề di chuyển, với lượng giao thông gia tăng. Thành phố Genève có 22.000 chỗ đậu công cộng, trong khi số xe tư nhân tại Genève 200.000 chỗ. Trung tâm thành phố rất gần phi trường, đi bằng xe lửa chỉ mất 8 phút. Để tránh trường hợp kẹt xe khi di chuyển, nhờ sáng kiến của Hội Hồng Thập Tự, bạn có thể đến mượn xe đạp từ 7giờ 30 sáng đến 9 giờ 30 tối, với tiền đặt cọc khỏang 50FS (Thụy Sĩ vẫn xài tiền cũ) và giấy căn cước. Thành phố ở đây có một dân trí cao trong sự hành xử qua cách tiếp xúc hàng ngày.

 

Diện tích Thụy Sĩ 41.300 cây số vuông, dân số 7,4 triệu người, nói tiếng Đức, Pháp, Ý. Riêng về thành phố Genève tương đối nhỏ bé: 282 cây số vuông, được bao chung quanh bởi đất đai của Pháp, biên giới dài 107 cây số. Dân số 427.70, nói tiếng Pháp, đọc báo Pháp, coi truyền hình Pháp. Những người Pháp ở vùng ranh giới chạy qua Thụy Sĩ làm việc sáng đi chiều về,(vì lương cao hơn bên Pháp). Đa số theo đạo Tin-lành. Một vùng nhỏ còn trồng trọt rau trái và nho để làm rượu, đa số đất còn lại đã được đô thị hóa với một diện tích hơn 200 cây số vuông, đây là một trong những khu nhỏ nhất của Thụy Sĩ, đứng thứ 20 theo diện tích đất đai, nhưng đứng thứ 6 về dân số. Thụy Sĩ được sự ưu đãi về địa dư vì ở trung tâm Âu Châu, trong một vị thế chiến lược. Hệ thống tiền tệ rất ổn định và có giá (không bị lạm phát). Sau nửa thế kỷ, dân số ở đây đã tăng gấp đôi.

Năm 1535 Genève đã trở thành thành phố của đạo Tin-lành. Nhiều ngàn người theo đẹo Tin-lành, để tránh nạn tàn sát, tại Pháp và Ý cũng đến đây lánh nạn và lập nghiệp. Ngày nay 60% của nền kinh tế là những dịch vụ về ngân hàng. Từ trước đến giờ Genève luôn luôn có tiếng một thành phố mở rộng trên thế giới. Tại nơi đây những người ngọai quốc cư ngụ lên đến 37% tổng dân số. Trong vòng năm mươi năm, thành phố đã trở nên một thủ đô quốc tế về ngọai giao. Mỗi năm có 7 triệu du khách ghé thăm nơi đây, tương đương với tổng dân số của Thụy Sĩ.

 Thành phố Genève ở cao độ 373 thước so với mặt biển. Từ Paris hay Milan (Ý) đi Genève mất 1 giờ bằng máy bay, còn từ Londres, Rome, Madrid (Tây Ban Nha) đi Genève mất gần 2 giờ bay.
Genève luôn luôn là một thành phố trung lập, cho nên các nước trên thế giới đều lựa chọn nơi đây để ký kết hợp đồng. Thành phố genève đã trở nên một nơi được ưu đãi trong sự gặp gỡ giữa các chính khách cao cấp, cũng như những tổ chức quốc tế lớn đều đặt văn phòng tại đây. Người ta nói Genève với tinh thần tinh thần trung lập khi đứng làm trọng tài cho nhân loại, Genève phân xử một cách hòa bình qua những cuộc va chạm lớn, hay các cuộc chiến tranh. Sau đệ nhị thế chiến, thành phố Genève trở nên trụ sở trung ương của Âu Châu về Hội đồng bảo an quốc tế (ONU). Genève cũng là thành phố sẵn sàng mở cửa đón nhận những tư tưởng cũng như những luồng văn hóa mới hay những cải thiện khoa học kỷ thuật hiện đại để chuẩn bị cho tương lai…

Genève còn là thành phố nổi tiếng phát triển về thương mại, cũng như ngân hàng trong những vụ chuyển tiền khắp nơi trên thế giới, (Genève là thủ đô của thế giới về sự điều hành những tài sản lớn). Vào thế kỷ 18 Genève cũng là nơi nổi tiếng thế giới về kỹ nghệ chế tạo đồng hồ đắt tiền, cũng như về nữ trang. Nơi đây, cũng là cái nôi về luật nhân đạo. Năm 1864, luật nhân đạo quốc tế đã được ký kết tại đây.

Genève thành phố của hòa bình về sự hội nhập các hiệp Hội: Hội Hồng Thập tự quốc tế được thành lập tại đây vào năm 1863 do ông Henry Dunant. Ngày nay Genève có khoảng 200 hiệp hội quốc tế quan trọng. Điển hình là: Office des Nations Unies(ONU),Organisation Mondiale du Commerce(OMC),organisation Mondial de la Santé(OMS), Haut Commissariat pour les Réfugiés (HCR) v.v…

Năm 1536 Genève là một nước đầu tiên trên thế giới tổ chức và ban hành luật: trường học công cộng miễn phí và bắt buộc cho mọi công dân, từ trình độ thấp đến trình độ cao. Chính quyền Genève rất thực tế và biết rằng nền kinh tế phát triển tốt là động cơ của tiến bộ xã hội, trong tinh thần luôn luôn có sự thương thảo, thỏa thuận, do đó, không có những sự va chạm xã hội trong các xí nghiệp. Vấn đề thuế được áp dụng một cách hài hòa, cho phép các hãng xưởng phát triển mạnh mẽ. Người dân nơi đây có vẻ hiền thể hiện một cái gì đó ở trong đời sống xã hội mà con người được bảo đảm…Bạn đi xa cần gởi điện thư về nhà, hay thèm thuốc lá bạn sẽ thấy ngay trong thành phố Genève có để máy Fax và tủ bán thuốc lá ngòai công cộng.

  Nói đến Thụy Sĩ mọi người đều biết đến thành phố Genève có hồ Léman còn gọi là hồ Genève. Từ thành phố đến hồ Léman một giờ lái xe. Hồ Genève, hồ lớn nhất vùng tây Âu. Hồ thuộc chủ quyền của hai nước Thụy Sĩ và Pháp.
Diện tích tổng quát của hồ: 582,4 cây số vuông. Độ sâu của hồ 309 thước. Chiều dài nhất của hồ 72 cây số. Chiều rộng 13 cây số.
Hồ Léman có dáng dấp của một cái bánh croissant hay là một dấu phẩy khổng lồ. Bờ phía Bắc thuộc về Thụy Sĩ. Bờ phía Nam thuộc về nước Pháp. Ranh giới ở giữa hồ theo chiều dài. Hồ Léman được xuyên từ đông qua tây bởi dòng sông Rhône. Mỗi năm, kể từ đầu tháng sáu, có cuộc đua thuyền trong 5 ngày tại hồ Léman. Ngòai ra, người ta còn tổ chức những cuộc đi dạo bằng xe đạp quanh hồ. Tại hồ này, bạn sẽ nhìn thấy tia nước (cứ mỗi một giây) được phun lên khỏi vòi, với tốc độ 200 cây số/ giờ, người ta phải cần 7 tấn nước để tạo ra tia nước này.

 

Câu chuyện về TinTin và con chó Milou cũng được tả lại với những phong cảnh tại đây. Ông Hergé, tác giả của truyện kể bằng tranh vẽ “L’Affaire Tournesol” đã cho người hùng là TinTin, một ký giả trẻ nổi tiếng về các vụ điều tra khó khăn, cùng với bạn đồng hành là thuyền trưởng Haddock đã đến hotel Cornavin tại Genève, trong khi giáo sư Tounesol ở trong căn phòng số 122. Căn phòng này, hiện nay vẫn còn giữ nguyên vẹn. Ở đây, bạn có thể thấy cuối hành lang phía bên trái một đồng hồ quả lắc lớn nhất thế giới với bề cao 39 thước, quả lắc 26 thước được ghi vào sách thành tích “Livre Guiness des Records”, và trong công viên “Jardin Anglais” có đồng hồ, mặt là thảm cỏ kết hoa, với đường kính 4thước, kim đồng hồ dài 2 thước rưỡi.

Bích Xuân bên hồ Léman 
   

Cuộc viễn du ngắn ngủi tại thành phố Genève, và chụp vài tấm hình kỷ niệm bên mặt hồ Léman yên lặng, làm tôi có những giây phút nô lệ cho óc mơ mộng trên dòng nước. Nước trong xanh, mang màu sắc đam mê, nhưng nước vẫn là chất nước, nước chảy ra sông lớn như để bảo tồn sức mạnh tiềm tàng của nước. Ôi ! Tôi lại bị cảm xúc kích động nữa rồi…

Trên đường trở về lại Pháp, tôi nhớ lại những lúc trò chuyện với mấy cô bán hàng, cùng mấy đàn ông ở bản xứ,  bản chất con người ở đây, tôi đã “thấy” trên gương mặt, trong nụ cười trong đôi mắt của họ có nhân vị tính, xã hội tính, hiền hòa, an lac, lịch sự, lễ độ…biết phục vụ khách, làm khách phương xa ai ai cũng mến thích.

     
           
                                                                         Bích Xuân

 

                                                       

 
 

Partager cet article
Repost0