Những Ngày Trên Nước Ý
Bích Xuân
Tôi đến thành phố Rome, nơi có mối tình lãng mạn của hoàng đế César với nữ hòang Cléopatre xứ Ai Cập. Trước khi vào những tiết mục tạp ghi linh tinh xin tóm lược đôi dòng về mối tình của vị hoàng
đế thành Rome này. Khi vua cha chết, Cléopatre bị người chồng và em trai lật đổ Cléopatre lấy lại ngai vàng năm 23 tuổi, nhờ sự giúp đỡ của Jules César. Cléopatre có một con trai với César tên
Césarion. Khi César chết vì bị ám sát, Cléopatre lấy một tướng La Mã tên Marc Antoine là nhân vật chính trong vụ trả thù chống lại những kẻ giết César. Marc Antoine cánh tay mặt của César cũng là
cháu ruột của
César. Với một tham vọng lớn, tạo nên một quyền lực mạnh để trị vì trên toàn vùng miền đông Địa trung hải, Cléopatre và Marc Antoine chống lại Auguste con đỡ đầu và cũng là người kế nghiệp của Jules César. Khi bị thua trận tại vùng Actium Cléopatre đã tự sát bằng cách để rắn độc cắn vào tay mình. (Cléopatre chết năm 39 tuổi, trước thiên chúa giáng sinh 30 năm).
Bích Xuân
Từ khách sạn, trong vùng ngọai ô của Rome, (với bản đồ trên tay) tôi đi bằng xe điện ngầm thẳng một tuyến đến đấu trường Colisée một cách dễ dàng. Chụp vài tấm hình Colisée, rồi đi xem vòng quanh các cửa thành. Sắp hàng 45 phút, chờ mua vé vào trong đấu trường Colisée, nơi của những người giác đấu với dã thú ngày xưa. Kiến trúc này, dưới triều đại vua Vespasien.Tôi leo lên tầng cao thứ ba, nhìn xuống giữa thung lũng đấu trường lồng lộng gió nắng. Tôi đang tưởng tượng, ở phía dưới người giác đấu đang vật nhau với cọp, beo để dành sự sống. Linh mục Ignace là người đầu tiên tử đạo giữa đám sư tử tại Colisée này. (thời đại lúc đó dân Ý không ưa thiên chúa giáo).
Colisée là một di tích nổi tiếng được nhiều người biết đến, đây là một loại đấu trường lộ thiên hình bầu dục của những cuộc đấu giữa người và cọp, beo. Chỗ ngồi lộ thiên được xây cất theo những bầu dục đồng tâm, với nhiều nấc thang, từ thấp lên cao có thể chứa được 70.000 người, với 80 chỗ ngồi dành cho những nhân vật quan trọng( ngồi gần đấu trường). Nơi đây hệ thống âm thanh thiên nhiên, dựa trên

tiếng vang dội nhờ những nấc thang bầu dục chạy quanh từ dưới lên trên. Đấu trường này nổi bật ở giữa thung lũng. Colisée được xây trên một cái hồ nhân tạo với kích thước bề ngang 188 m, bề dọc 156 m, phần ngoài có chiều cao 50 m, người ta đã xử dụng 100.000 mét khối đá và 300 tấn sắt để làm những móc nối liên kết những khối đá. Colisée được thực hiện vào năm 70, sau thiên chúa giáng sinh. Đấu trường được khánh thành mười năm sau bằng một loạt chương trình diễn về những người giác đấu “gladiateurs” với dã thú, cọp, beo, sư tử… Chương trình này kéo dài 100 ngày. Trong thời gian đó, 5000 thú dữ bị giết chết. 80 chỗ ngồi riêng biệt dành cho những nhân vật quan trọng (ngồi gần đấu trường), những chỗ ngồi đặc biệt này được đóng tiền hàng tháng để giữ chỗ. Dân chúng thì khỏi phải trả tiền, nhưng ngồi trên những nấc thang cao hơn. Colisée có 160 vòm cửa ra vào để lên các nấc vành đai trong đấu trường. Ở ngay chính giữa là đấu trường, một mặt phẳng được phủ cát với bề ngang 76m, bề dọc 46 m. Còn phần hầm, được chia ra làm ba khu chồng lên nhau bằng những nấc vành đai. Dưới đấu trường, có một hệ thống hành lang ngầm dưới đất.
Trước cửa thành Colisée, bắt đầu từ 10 giờ sáng, có những đàn ông Ý với thân hình khỏe mạnh, săn, chắc,(hình như còn lại chút “di truyền” của những người giác đấu ngày xưa). Những “người mẫu” này cao trên 1,80m mặc trang phục và đội mũ sắt của người giác đấu ngày xưa để du khách chụp hình lưu niệm. Chụp với một giác đấu phải trả 5 euros, hai giác đấu 10 euro, ba, 15 euro… Đi ngang qua một anh giác đấu đang niềm nở chào đón, tôi mỉm cười, đi thẳng. Anh giác đấu có đôi lông mày đen cong,
hàm răng trắng đều, xòe 5 ngón tay nói 5 euro. Tôi vẫn không giảm tốc độ. Anh giác đấu tự xuống giá vói 3 ngón tay đưa lên :. 3 đồng. Tôi cười…ruồi, đưa hai ngón tay trả giá 2 đồng. Anh giác đấu tươi cười gật đầu .
Bích Xuân & giác đấu
Nếu chụp hình với người giác đấu, trả 2 đồng rồi đi thì chuyện đến đây chấm dứt. Chuyện chưa chấm dứt vì, tôi bước lên “ngai vàng” bằng miếng đá cao, chuẩn bị làm dáng để chụp hình thì người giác đấu “tấn công” tôi bằng những câu hỏi, cứ thế mà tôi trả lời quên bẳng đi chuyện chụp hình. Người giác đấu nói tiếng không biết tiếng Pháp nhưng tiếng Anh trôi chảy,. Tôi cũng nói bằng tiếng Anh, nhưng tiếng Anh…cà lăm. Vậy mà, tôi cũng hiểu được công việc đứng chào khách du lịch để chụp hình là việc làm cho Colisée, không phải cho cá nhân. Tôi thắc mắc:” Đứng như vậy mùa đông có lạnh lắm không ?” Anh ta nói: “ Nước Ý không có mùa đông. Mùa đông chỉ là sương buổi sáng nhưng không lạnh…” Tôi lại tò mò muốn biết tuổi trẻ nước Ý ngày nay hầu hết theo thiên chúa giáo: “ Anh vẫn siêng đi lễ ngày chủ nhật ?” Anh ta nhún vai, đưa bàn tay, lật qua, lật lại, ý nói chỉ thỉnh thoảng thôi. Vậy là anh giác đấu này không phải là con chiên ngoan đạo của chúa. Tôi còn thắc mắc: “Trong viện bảo tàng và những nơi công trường, đa số tượng đàn ông “nu” còn đàn bà thì không, tượng nào cũng có chiếc lá để che vùng “tam giác” ?”. Anh giác đấu cười: “ Ngày xưa người ta coi chuyện đàn ông trần truồng là thường, họ không chấp nhận đàn bà khỏa thân ” . À ra thế ! Anh giác đấu cao, to đến thế mà lại thua tôi đến …9 tuổi đời. Coi như chuyện hẹn hò như mây khói theo César về chốn xa xôi !
Hôm sau, chúng tôi được anh giác đấu đưa đi xem nhà thờ Saint Pierre (tòa thánh vatican 1656–1667), bằng con đường La via della Conciliazione. Con đường băng ngang khu phố cổ Borgo. Từ khu phố này, người ta có một cái nhìn tổng quát hướng về tòa thánh Saint Pierre ở vùng Vatican (trước cổng có quân giữ thành gốc Thụy Sĩ ). Kiến trúc sư Bernini khi xây dựng quảng trường, trước tòa thánh Saint Pierre đã tạo hai đường vòng cung có mái với những cột tròn, mục đích để làm nổi bật tòa thánh. Khi nhìn vào, người ta thấy hai vòng cung ôm lấy tòa thánh ở chính giữa như một cái hộp đựng viên ngọc quí. Bốn hệ thống cột tròn, theo hình bầu dục, thực hiện từ năm 1656 đến 1667, dùng để che những kiến trúc rời rạc chung quang. Tất cả gồm có 88 trụ với 20 thước bề cao. Ở trung tâm của những trụ này, có một tháp bốn cạnh đỉnh nhọn (obélisque). Trụ này được mang từ vùng Héliopolis vào năm 37 (trước thiên chúc giáng sinh) về circus tại Rome. Đến năm1585, trụ obélisque được di chuyển đến vùng Vatican và đặt giữa 88 trụ tại trung tâm quảng trường.
Rome, thành phố La Mã, nơi chính yếu trong vùng Latium và cũng là thủ đô của nước Ý. Thành phố này ở bên dòng sông Tibre, cách biển 22 cây số. Đôi khi người ta còn gọi Rome là thành phố của bảy ngọn đồi. Rome là trụ sở trung ương của thánh Pierre, một trong những thủ đô của thiên chúa giáo. Theo huyền thọai của La Mã, Rome đến từ tên của người thành lập ra thành phố này là Romulus. Người ta không biết rõ về dân số lúc đó, khi thành phố phát triển trước tiên bên bờ trái của sông Tibre. Trong vùng rất nổi tiếng về rượu chát và dầu olive. Trong những thời xa xưa, thành phố đã là nạn nhân của núi lửa, lúc đó nham thạch chảy qua thành phố Rome đã tạo ra 7 ngọn đồi, có hai ngọn đồi nổi tiếng được mọi người biết đến là ngọn đồi Capitole và Palatin. Ngọn đồi Capitol ở gần vùng Champ de Mars, ngọn đồi đó có một cái đền nổi tiếng là đền Jupiter. Còn ngọn đồi Palatin là nơi cư ngụ của những nhà giàu quí tộc, cũng như những thuợng nghị sĩ .
Rome được chia thành hai vùng, một vùng dành cho chính quyền, một vùng dành cho tôn giáo. Người dân sống tại Rome thời đó được miễn thuế. Ở phía bắc, vùng Milan và Vérone rất giàu, nhờ vào nghề dệt và buôn bán các loại vải, còn miền nam thì nghèo hơn. Tòa thánh Vatican nằm biệt lập ở một phần đất riêng biệt, đó là nhà thờ Saint Pierre (Thánh Pierre thế kỷ 13) và những cơ sở phụ cận khác. Nơi đây, được coi như một xứ sở riêng, với những luật lệ riêng của (Bích Xuân Trước tòa thánh Vatican ) tòa thánh, và có một đội quân nhỏ canh gác, đây là một đội quân rất trung thành và rất ngoan đạo, điều kiện thiết yếu để được tuyển chọn vào đội quân này phải là gốc Thụy Sĩ. Về thiên chúa giáo, người ta thường đi hành hương về Rome và về thánh địa Jérusalem (nơi Chúa sinh ra đời). Qua lịch sử, Rome có rất nhiều đền đài di tích cổ, viện bảo tàng trong thành phố. Đây là một thành phố được nhiều người thăm viếng với 12 triệu du khách mỗi năm.
Những ngày ở Rome thủ đô nước Ý, chúng tôi thưởng thức những món ăn đặc biệt của Ý như món Pizza, spaghetti v.v...Những tiệm ăn nơi trung
tâm khách du lịch, vừa đắt lại vừa không ngon. Ngòai phần trả tiền ăn, có những tiệm cộng thêm tiền…chỗ ngồi, (2 euros mỗi người), bánh mì ăn kèm theo dĩa thịt cũng tính tiền, và cộng luôn cả
tiền..tô, dĩa, muỗng nĩa. Các bạn đừng ngạc nhiên, hãy làm quen với cách tính này trước khi đi du lịch ở Au Châu.
Hẹn bạn thư sau về một thành phố Florence thơ mộng là quê hương của danh họa Léonard de Vinci, tác giả của bức tranh nổi tiếng thế giới La Joconde.
Bích Xuân